6 Bước giúp bạn thấu hiểu bản thân

Thấu hiểu bản thân là cần sự kiên nhẫn, lắng nghe và sự cố gắng. Khi bạn phát hiện rất nhiều khía cạnh phong phú nơi tâm trí của bản thân từ thiên hướng tư duy, các dạng tính cách và khí chất. Bạn sẽ phát triển tốt hơn và có nhiều sự tiến bộ cả trong công việc và học tập nhiều hơn.

1. Xác định giá trị cá nhân của bạn

 

Mỗi người đều có giá trị nhất định và khác nhau. Xác định giá trị cá nhân của bạn và sau đó sống với chúng  giúp bạn cảm thấy hoàn hảo, xác định mục tiêu cố gắng, sống từng ngày. Việc đưa ra những lựa chọn khiến bạn hạnh phúc. Bạn nên hiểu rằng việc giá trị của bạn chưa chắc giá trị với người khác.

Có nhiều phương pháp tìm và xác định giá trị cá nhân. Bạn có thể tìm ra chính mình thông qua các trải nghiệm thực tế, công cụ khoa học để thấu hiểu bản thân mình tốt hơn.

Bản thân bạn cũng nên đặt ra các giá trị tâm thức của bản thân như dám trải nghiệm, dám làm , tự trọng, ….Đây là những nguyên tắc bạn luôn theo sát và ghi nhớ nằm lòng để góp phần định nghĩa con người của bạn. Đối với giá trị cốt lỗi, bạn sẽ không bao giờ thỏa hiệp để phá vỡ nó. Bởi khi đó, bạn sẽ không còn là bạn nữa.

2. Hiểu được tính cách của chình mình

Hiểu được tính cách của bạn là một trong những điều trọng yếu bạn cần biết. Khi bạn nắm được tính cách của mình, bạn sẽ lựa chọn điều phù hợp nhất đối với bản thân.

Bạn có thể tự tìm hiểu tính cách hoặc vận dụng các công cụ trắc nghiệm tính cách bản thân. bên cạnh đó, bạn cũng có  thể tham khảo cảm nhận từ những người xung quanh mình.

Cuối cùng, bạn tổng hợp bạn là người có tính cách như thế nào? Bạn thường nên vai trò gì trong một nhóm bạn? Bạn mong muốn người ta thường nói gì khi nghĩ về bạn? Những người lần đầu tiếp xúc với bạn có cảm nghĩ gì về bạn?

Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân 

3.  Xác định uớc mơ của bản thân là gì?

Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân

 

Sống mà không có ước mơ cũng giống như xây nhà mà không xây móng. Bên ngoài trông có vẻ đẹp  chắc chắn nhưng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu có tác động. Khi có ước mơ, bạn sẽ thấy được phía trước không còn làm một màu hồng tươi đẹp. Nó vẽ thêm mỗi ngày, từng bước dẫn bạn vào tương lai.  Bạn sẽ ngày ngày bước đi trên con đường ấy cho đến khi nào tới đích. Bạn sẽ sẵn sàng chiến đấu hết sức cho đến khi ước mơ thành sự thật.

Ước mơ là một điều đáng để theo đuổi. Hãy tạo cho mình một ước mơ càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt. Bạn càng có lộ trình và kế hoạch phù hợp để phát triển tối đa, đạt được thành tựu mong muốn sớm nhất.  Khi đó, bạn sẽ hướng tới một điều rõ ràng, chắc chắn chứ không mơ hồ mà lạc lối.

4. Biết được những thứ bạn thích và không thích

Nghe thì có vẻ đơn giản. Nhưng không phải ai cũng trả lời được những câu hỏi này. Đơn cử những người bạn của tôi khi được hỏi, sẽ có trường hợp tôi nhận được câu trả lời là: “Tôi cũng không biết nữa.”

Để biết được mình thích hay không thích gì, bạn buộc phải trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống, càng nhiều càng tốt. Điều đó cần có thời gian và bạn cần tự mình tìm hiểu. Đừng để người khác quyết định bạn nên thích và không thích gì.

5. Biết lắng nghe cơ thể

Chúng ta thường hay coi thường cơ thể, chúng ta bạc đãi nó hằng ngày mà không nhận thức được. Bạn thức khuya, hay nhậu nhẹt, lười tập thể dục,… Những thói quen đó đang giết dần cơ thể của bạn. Tuổi trẻ của chúng ta là những tháng ngày non dại. Chúng ta ỷ vào sức trẻ mà không chăm sóc cơ thể mình đúng đắn.

Khả năng của cơ thể con người là vô hạn. Càng luyện tập, bạn sẽ càng thấy được cơ thể mình tồn tại những tiềm năng mà trước đây bạn không có cơ hội biết được.

Ngưng ngược đãi cơ thể của mình đi nhé. Hãy trân trọng nó từng ngày. Rèn luyện cơ thể thường xuyên và lắng nghe nó để biết được nhu cầu của nó như thế nào.

6. Xác định cuộc đời sẽ ra sao nếu bạn không sợ thất bại

Chúng ta thường lỡ mất cơ hội tuyệt vời hay không nắm bắt cơ hội bởi vì lo lắng rằng mình sẽ khiến bản thân xấu hổ vì phạm sai lầm. Thiếu tự tin có thể định nghĩa cả cuộc đời, nếu bạn không cố gắng để khắc phục nó. Đáng buồn thay, nó cũng tác động mạnh mẽ đến mức độ bạn nói “nếu-thì sao” theo thời gian. Dưới đây là một vài cách để khắc phục nỗi sợ thất bại, nếu nghĩ nó đang kiềm hãm bạn trở thành người bạn muốn:

Biết rằng thất bại là cần thiết. Khi phạm sai lầm, chúng ta có thể đánh giá hành động và cải thiện phương pháp làm việc. Chúng ta trưởng thành và học hỏi thông qua thất bại.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đến những phương pháp như thiền định, viết nhật ký, chánh niệm… để thấu hiểu chính mình hiệu quả hơn.

Xem thêm: Làm sao thấu hiểu bản thân bạn là hướng nội hay hướng ngoại

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *