Đã bao giờ con bạn tự hỏi rằng bản thân thật sự giỏi nhất ở lĩnh vực nào? Thật sự yêu thích và phù hợp với ngành nghề gì hay chưa? Chúng luôn có những hướng đi, lựa chọn riêng trên con đường sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, sự lựa chọn đó có thể là đúng hoặc sai đối với một số người. Vì vậy, phụ huynh nên hiểu và biết làm thế nào để định hướng chọn ngành học cho con. Rồi từ đó phát triển thành nghề nghiệp sau này. Việc định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến cả tương lai. Nên đây thật sự là một vấn đề quan trọng mà các bậc phụ huynh và học sinh cấp 3 cần chú ý.
Contents
Thế nào là định hướng nghề nghiệp?
Trước khi có được ngành nghề thích hợp, các con cần hình thành những mục tiêu rõ ràng trong tương lai. Các con cần biết bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu nào. Thực sự yêu thích loại ngành nghề nào và xác định hướng phát triển. Điều này giúp con nhận ra hướng đi đúng đắn cho mình. Ta có thể hiểu đó được gọi là định hướng nghề nghiệp. Sau khi có được định hướng, con nên đầu tư cả sức học tập cũng như tài chính vào những thứ có thể giúp ích cho ngành mà con đã đặt ra trước đó.
Lập ra những kế hoạch chi tiết, định hướng nghề nghiệp sớm sẽ dễ dàng mở ra cho con bạn chặng đường thành công.
Yếu tố hình thành nên định hướng chọn ngành học của các bạn trẻ
Để có được định hướng chọn ngành học, nghề nghiệp phù hợp. Ta cần nắm rõ các yếu tố hình thành nên những điều đó.
Thứ nhất là năng lực, khả năng và thế mạnh đối với ngành học. Ai trong chúng ta cũng có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Điều con cần làm là hiểu rõ bản thân, biết được những việc mà bản thân làm tốt hay không tốt để có cơ sở chuẩn bị cho khối ngành mà mình học.
Thứ hai là đam mê. Con phải yêu thích và muốn dành tâm huyết, sức lực cho ngành nghề bạn dự định theo đuổi. Sẽ rất khó để tiếp thu nếu như bắt con học một ngành mà bản thân không có hứng thú.
Yếu tố thứ ba đó chính là cơ hội việc làm đối với ngành nghề mà con lựa chọn. Con yêu thích, có năng lực ở công việc đó, nhưng con cũng cần có sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động ở các ngành nghề để xem mức độ cạnh tranh cũng như các yêu cầu tuyển dụng sau khi ra trường.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ có xu hướng lựa chọn ngành học theo sở thích, theo bạn bè và sự sắp đặt của gia đình. Các con chưa thực sự nắm được khả năng của mình đối với nghề nghiệp đó. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm sau khi ra trường. Làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nhân lực trẻ.
Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
Tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp
Một khi có định hướng nghề nghiệp tốt, con sẽ nhận thấy được đâu là điểm mạnh, đâu là công việc phù hợp với mình và tìm ra hướng đi đúng đắn. Định hướng nghề nghiệp giúp con có được sự chủ động trong quản lý sự nghiệp của mình.
Quyết định nghề nghiệp sai hoặc không có định hướng rõ ràng. Thì dù con có nổ lực đến mấy cũng trở nên khó khăn, chán nản. Thêm nữa, con đường thành công sẽ đến nhanh hơn nếu con có định hướng tốt cho mình khi còn là học sinh cấp 3. Khi đó, con sẽ tập trung học tập, rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho ngành nghề sớm hơn và có thời gian chuẩn bị cho ý tưởng tương lai của mình.
Ai cũng muốn con tìm được công việc phù hợp, không ai muốn sau khi ra trường phải thất nghiệp. Đối với những ai bị mất phương hướng hay chưa biết bản thân thật sự thích và làm được việc gì sẽ rất dễ gặp tình trạng đó. Hơn nữa, con có thể phải làm những nghề mà bản thân không có hứng thú, công việc như vậy sẽ không được lâu dài.
5 bước cơ bản trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
Bước 1:
Thầy cô cha mẹ nên định hướng cho học sinh hiểu bản thân các con muốn làm công việc gì? Muốn làm việc như thế nào?. Không nên ép các con phải đi theo hướng nghề nghiệp đang “hot” vì quan niệm rằng nghề này sau này sẽ có cơ hội hơn các nghề nghiệp khác. Hoặc bắt ép con em mình phải chọn lựa nghề nghiệp theo truyền thống gia đình. Trên hết nghề nghiệp mà một cá nhân theo đuổi phải phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng đáp ứng của một cá nhân. Bởi lẽ công việc là tương lại, là định hướng suốt cả cuộc đời của một con người.
Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nên dựa trên điểm mạnh sau đó là tính cách, sở thích, khả năng, năng khiếu và điều kiện gia đình của mỗi học sinh. Sau đó các con có thể chọn ra một số nghề nghiệp thích hợp để khoanh vùng và tìm hiểu. Sau đó chọn ra một ngành phù hợp nhất để học hỏi, theo đuổi.
Bước 2:
Các con xác định năng lực học tập và điều kiện hiện tại của mình có hợp với nghề không. Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành mà các con định theo học hoặc các năng khiếu mà mình có (như múa, vẽ ,ca hát) để có hướng đi phù hợp cho bản thân. Ngoài ra phải xem xét đến điều kiện hiện tại của các con có phù hợp với nghề sẽ chọn không. Ví dụ như điều kiện kinh tế của gia đình, ngoại hình, sức khỏe…
Ngoài ra, các con có thể xin lời khuyên từ chuyên gia hướng nghiệp tư vấn. Để xem năng lực của bản thân có thực sự phù hợp với ngành nghề mà mình đã lựa chọn hay không. Đây cũng là một phương thức hữu hiệu trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp 3 vốn còn nhiều bỡ ngỡ. Hiện nay có khá nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp có đội ngũ chuyên gia giỏi có thể đưa ra lời khuyên hữu ích cho các con.
Bước 3:
Sau khi chọn được nghề mình theo đuổi. Các con nên tận dụng cơ hội để làm những việc liên quan đến nó. Điều này giúp các con xem thử năng lực, tính cách của mình có phù hợp hay không. Cũng như xin ý kiến và nhận xét của mọi người trong quá trình làm việc chung. Để có cái nhìn khách quan bản thân có khả năng làm việc và phát triển không? và nếu có mắc sai lầm cũng biết cách điều chỉnh và rút kinh nghiệm để hoàn thiện.
Ví dụ: Nếu yêu thích nghề nhà báo các con có thể thử sức làm cộng tác viên cho các tạp chí dành cho tuổi học trò. Nếu yêu thích các khối ngành xã hội hãy thử tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện để nâng cao hiểu biết.
Bước 4:
Tìm hiểu về nghề mình sẽ chọn. Các con có thể tiếp cận kiến thức bằng nhiều cách:
- Từ internet, từ sách vở, từ các bậc tiền bối đàn anh đàn chị đi trước.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp
- Tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp.
Những kiến thức con cần phải nắm về nghề của mình là: tên ngành học là gì? Những trường nào đào tạo? Chương trình học ra sao? Học xong các con sẽ trở thành người như thế nào? Thi khối gì, thị trường việc làm của nghề đó hiện nay? Các con có thể tìm đến các diễn đàn của trường mà mình định thi vào để tra cứu thông tin cũng như nhận được những lời chia sẻ của các sinh viên và cựu sinh viên của trường. Sau đó có thể tự mình đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn của nghành nghề mà mình đang có ý định.
Bước 5:
Sẵn sàng chuẩn bị phương án 2 nếu chẳng may thất bại. Rất có thể các con sẽ không thể đỗ vào trường Đại học mà mình mong muốn. Cha mẹ nên là người chuẩn bị sẵn tinh thần cho các con và các con cũng cần hiểu rằng Đại học không phải là tất cả. Các con vẫn có thể thành công bằng những con đường khác. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp 3 không chỉ đơn giản là chuẩn bị cho các con kiến thức mà còn là định hướng tâm lý cho con nếu chẳng may các con thất bại hoặc vấp ngã. Nếu có quyết tâm các con có thể tiếp tục ôn tập và thi lại vào các trường đã đặt ra mục tiêu từ đầu hoặc lựa chọn một hướng đi khác phù hợp với năng lực của mình hơn.
Xem thêm: Trắc nghiệm Khí Chất
BÀI VIẾT MỚI
Không khí học tập nghiêm túc của Khóa bồi dưỡng Kỹ năng định hướng Nghề nghiệp hiệu quả tại Viện Phát triển Doanh nghiệp và Tài năng Việt Nam (IVN)
Contents0.1 Học viên tham gia Khóa bồi dưỡng Kỹ năng Định hướng Nghề nghiệp tại...
Kỹ năng quản lý căng thẳng
Căng thẳng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại....
Xây dựng môi trường học tập tích cực cho con
Việc xây dựng một môi trường học tập tích cực cho con đóng vai trò...
10 Bí Quyết Giúp Con Trong Học Tập Và Cuộc Sống
Contents0.1 Học tập và cuộc sống của học sinh và sinh viên không chỉ yêu...
KHÓA BỒI DƯỠNG – KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP HIỆU QUẢ
Khóa bồi dưỡng “Kỹ năng định hướng nghề nghiệp hiệu quả” – Giải pháp cho...
Workshop Học phần khởi nghiệp kinh doanh: GenZ với Startup 4.0 – Tự lực hay đồng hành cùng Mentor?
Khởi nghiệp kinh doanh không nhiều màu hồng như chúng ta vẫn thường nghĩ. Tại...