Contents
Thấu hiểu con cái – dễ hay khó với phụ huynh
Thấu hiểu con cái chính là yếu tố hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái khôn lớn. Cha mẹ cần biết lắng nghe và chia sẻ để hiểu con nhiều hơn.
1.Thấu hiểu con cái là gì?
Thấu hiểu con cái đối với các bậc cha mẹ là đặt mình vào vị trí của các con. Hiểu và lắng nghe, tâm sự những khó khăn mà con đang gặp phải. Đưa ra lời khuyên và định hướng đúng đắn để con hoàn thiện bản thân mình hơn.
2.Tại sao cha mẹ cần thấu hiểu con cái?
Khi cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu được con cái của mình. Con trẻ sẽ cảm thấy được thoải mái hơn, con sẽ có thể một người bạn để được chia sẻ tâm sự.
Khi cha mẹ ở bên cạnh con được nhiều hơn, con sẽ cảm thấy tự tin hơn về chính mình. Tự tin khi nhận được sự ủng hộ từ cha mẹ, khi vấp ngã có cha mẹ kề bên. Sẽ luôn thấy được sự an toàn và chở che từ bố mẹ.
Việc con tự tin vào bản thân mình, con sẽ có đủ dũng cảm để phát triển khả năng của bản thân. Tiếp theo đó, khi được cha mẹ âu yếm, quan tâm sẽ giúp não bộ con được phát triển. Não của con trẻ sẽ giải phóng một chất thúc đẩy hạnh phúc và giảm đi căng thẳng.
Cuối cùng, khi con cái được lắng nghe và tâm sự. Tình cảm gia đình cũng trở nên bền chặt hơn. Gắn kết tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái.
Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
3.Cách để thấu hiểu con cái đúng cách.
Các bậc phụ huynh đều mong muốn con em mình thành công. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp phù hợp sẽ xảy ra bất đồng giữa cha mẹ và con cái. Vì lẽ đó, các bậc phụ huynh luôn có não băn khoăn: “Làm sao để các bậc phụ huynh cha mẹ như mình thấu hiểu được con cái?”.
Trong thực tế, để có thể thấu hiểu được con trẻ. Bố mẹ cần có sự mềm mỏng và ứng xử linh hoạt tuỳ theo hoàn cảnh và tâm lý của con. Nếu như các bậc phụ huynh còn đang phân vân về vấn đề này. Sau đây sẽ là một số biện pháp để thấu hiểu con cái tốt hơn:
Luôn lắng nghe ý kiến của con.
Sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ, là luôn chăm chăm nhìn vào lỗi sai của con. Mà quên mất đi hoàn toàn việc phải lắng nghe con trẻ. Cha mẹ luôn áp đặt con cái phải nghe theo việc này, việc kia. Vì nghĩ rằng nó tốt cho con mình. Mà không đối hoài đến cảm xúc của con trẻ. Tuy nhiên dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, thì việc lắng nghe con luôn quan trọng. Những vấn đề con đối mặt có thể không quan trọng với cha mẹ. Nhưng đối với con trẻ thì nó là cả vấn đề lớn. Chính vì vậy, cha mẹ nếu muốn thấu hiểu con trẻ phải biết lắng nghe. Lắng nghe con là chìa khoá đầu tiên để thấu hiểu con cái.
Dành nhiều thời gian bên cạnh con.
Để thấu hiểu được con cái dễ dàng hơn, cha mẹ cũng cần thời gian để bên cạnh con. Khi con có người bên cạnh, con sẽ cảm thấy được an toàn. Lúc này, gia đình sẽ là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần cho con. Ngược lại, khi bỏ bên con trong thời gian dài. Con sẽ có xu hướng sống tách biệt, thu hẹp mình. Tạo ra khoảng cách với cha mẹ.
Nếu công việc bận rộn, cha mẹ cần nên cố gắng dành thời gian cuối tuần cho con. Thời gian tuy có thể không dài, nhưng với con đấy là vô giá. Con sẽ cảm nhận được sự yêu thương và đùm bọc đến từ gia đình mình. Hơn nữa, khi cha mẹ ở cạnh con cũng sẽ giúp hiểu được con cái hơn. Hiểu được hơn về sở thích cũng như mong muốn của con trẻ.
Đặt mình vào vị trí của con.
Con cái khó có thể hiểu được mục đích, lời nói và hành động từ cha mẹ. Bởi khoảng cách thế hệ và suy nghĩ. Vì vậy, để có thể hiểu được con cái. Cha mẹ nên thử đặt mình vào vị trí của con. Đưa ra lời khuyên bổ ích, hướng đi khách quan và đúng đắn.
Không nên giáo dục con trẻ bằng uy quyền và áp đặt. Điều này sẽ khiến con trở nên ngột ngạt. Chính cách giáo dục này sẽ khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con ngày càng lớn. Vai trò của cha mẹ là giúp trẻ nhìn nhận đúng đắn các vấn đề đang gặp phải. Giúp con biết mình nên và không nên làm gì với vấn đề này.
Thay vì áp đặt, hãy yêu thương con nhiều hơn.
Khi cha mẹ thấu hiểu được con cái sẽ giúp con thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Khích lệ và động viên con trẻ.
Khích lệ và động viên con sẽ giúp con có động lực để cố gắng và phát triển. Ngoài những lời khuyên khích lệ. Cha mẹ có thể tạo động lực thêm cho con bằng cách: “Kể những câu chuyện truyền cảm hứng”.
Thông qua việc trao đổi, trò chuyện. Con cái sẽ hiểu hơn về ý nghĩa cuộc sống và mục đích của việc học. Khi con nỗ lực nhưng không đạt được kết quả như mong muốn. Gia đình nên động viên và khích lệ để con cố gắng hơn.
Khi con nhận được những lời khích lệ trên sẽ có thêm niềm tin, tin vào khả năng của bản thân. Ngược lại, nếu như cha mẹ la mắng và trách cứ con. Sẽ chỉ khiến con trở nên tự tin và mặc cảm. Con trẻ sẽ tự khép kín và thu mình lại. Con sẽ cảm thấy ngột ngạt, nặng nề khi về nhà.
BÀI VIẾT MỚI
Không khí học tập nghiêm túc của Khóa bồi dưỡng Kỹ năng định hướng Nghề nghiệp hiệu quả tại Viện Phát triển Doanh nghiệp và Tài năng Việt Nam (IVN)
Contents0.1 Học viên tham gia Khóa bồi dưỡng Kỹ năng Định hướng Nghề nghiệp tại...
Kỹ năng quản lý căng thẳng
Căng thẳng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại....
Xây dựng môi trường học tập tích cực cho con
Việc xây dựng một môi trường học tập tích cực cho con đóng vai trò...
10 Bí Quyết Giúp Con Trong Học Tập Và Cuộc Sống
Contents0.1 Học tập và cuộc sống của học sinh và sinh viên không chỉ yêu...
KHÓA BỒI DƯỠNG – KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP HIỆU QUẢ
Khóa bồi dưỡng “Kỹ năng định hướng nghề nghiệp hiệu quả” – Giải pháp cho...
Workshop Học phần khởi nghiệp kinh doanh: GenZ với Startup 4.0 – Tự lực hay đồng hành cùng Mentor?
Khởi nghiệp kinh doanh không nhiều màu hồng như chúng ta vẫn thường nghĩ. Tại...