Những áp lực từ bạn bè, học tập, gia đình và sự thay đổi của cơ thể mang lại nhiều cảm xúc thăng trầm cho trẻ. Tuy nhiên ở một số trẻ vị thành niên, những nốt trầm lại chiếm ưu thế – đó chính là triệu chứng của bệnh trầm cảm ở học sinh cấp 3.
Contents
1. Nguyên nhân bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu trong gia đình con có người mắc bệnh trầm cảm thì con cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, môi trường xung quanh con và những trải nghiệm trong cuộc sống đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm. Bất kỳ biến cố căng thẳng nào cũng có thể gây ra trầm cảm. Theo thống kê của Hội Tâm thần Trung ương, năm 2016, học sinh cấp 3, sinh viên đại học là nhóm bệnh nhân thường hay mắc Rối loạn Trầm cảm.
Trầm cảm tuổi thiếu niên là một rối loạn tâm thần trầm trọng gây ra bởi cảm giác buồn chán kéo dài và mất hứng thú trong các hoạt động. Bệnh không những ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ vị thành niên mà còn có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc và sức khỏe của trẻ. Mặc dù trầm cảm có thể xảy ra bất kì lúc nào trong đời nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau ở người lớn và trẻ vị thành niên.
2. Một số dấu hiệu và triệu chứng khi con bị trầm cảm
Mỗi người đều có những triệu chứng trầm cảm khác nhau. Nhìn chung, các cảm giác và triệu chứng tiêu cực là biểu hiện nổi bật của bệnh.
Nếu con bị trầm cảm, con có thể cảm thấy:
- Buồn rầu, có thể khóc dù không rõ nguyên nhân
- Lo lắng, bồn chồn
- Thất vọng hoặc giận dữ dù vấn đề nhỏ nhặt
- Tội lỗi
- Vô dụng
- Trống vắng
- Bất lực
- Cáu kỉnh
Ngoài ra, con còn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Mất hứng thú hoặc dần hết quan tâm với các hoạt động mà con đã từng làm
- Gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ thông tin kiến thức
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều.
- Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
- Ý nghĩ tự tử hoặc tìm mọi cách để tự tử.
- Đau, nhức, nhức đầu, chuột rút hoặc các vấn đề về tiêu hóa kéo dài.
Trầm cảm ở học sinh cấp 3 thường xảy ra ở một số trẻ có hành vi gây rối, rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng các chất gây nghiện: rượu và ma túy. Các trường hợp này đều làm tăng tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm.
Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
3. Trầm cảm được chia làm mấy loại khác nhau?
Các dạng trầm cảm thường gặp là:
– Rối loạn trầm cảm chính: các triệu chứng thường là vô hiệu hóa và can thiệp vào các hoạt động hàng ngày như học tập, ăn và ngủ. Những người mắc chứng rối loạn này có thể chỉ có một giai đoạn trầm cảm nặng trong cuộc đời của họ. Rối loạn này có thể tái phát lại nhiều lần và thường xuyên hơn.
– Rối loạn trầm cảm dai dẳng: thường có mức độ nhẹ và là một dạng trầm cảm mãn tính. Các triệu chứng thường kéo dài trong 2 năm hoặc hơn. Dạng rối loạn này ít nghiêm trọng như rối loạn trầm cảm chính. Nhưng nó vẫn tác động tới các hoạt động sống thường ngày. Những người mắc chứng rối loạn này cũng có thể trải qua một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm chính trong suốt cuộc đời của họ.
– Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD): một dạng trầm cảm khác thường bắt đầu trong những tháng vào mùa đông khi ngày ngắn đêm dài.
4. Trầm cảm ở học sinh cấp 3 được điều trị như thế nào?
Các phương pháp điều trị trầm cảm phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc được cho phép để điều trị trầm cảm cho trẻ vị thành niên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị cho trẻ về các thuốc được dùng và các tác dụng phụ có thể xảy ra cũng như cân nhắc lợi ích và tác hại của từng nhóm thuốc.
Cảnh báo:
Hầu hết các thuốc chống trầm cảm đều an toàn. Nhưng tất cả các thuốc này phải có nhãn cảnh báo màu đen. Trong một vài trường hợp, trẻ em, trẻ vị thành niên và người trưởng thành dưới 25 tuổi có thể gia tăng những ý định tự tử hoặc hành vi tự tử khi đang dùng thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt trong vài tuần đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị do liều thuốc được thay đổi.
Bất kì ai đang dùng thuốc chống trầm cảm đều cần phải cẩn trọng với tình trạng chán nản trầm trọng hơn hoặc các hành vi bất thường, đặc biệt khi mới dùng thuốc một vài tuần hoặc mới thay đổi liều thuốc. Nếu trẻ có suy nghĩ muốn tự tử khi đang dùng thuốc chống trầm cảm, liên lạc với bác sĩ ngay lập tức hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp.
Ở hầu hết trẻ vị thành niên, lợi ích của việc dùng thuốc chống trầm cảm thường lớn hơn nhiều so với tác hại của nó. Luôn nhớ rằng thuốc chống trầm cảm làm giảm nguy cơ tự tử trong thời gian dài bằng cách cải thiện tâm trạng.
Liệu pháp trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý, còn gọi là tư vấn tâm lý, là thuật ngữ thường dùng để chỉ việc điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện về trầm cảm và các vấn đề liên quan với chuyên gia tâm lý. Các loại trị liệu tâm lý khác nhau có thể phù hợp cho chứng trầm cảm như liệu pháp hành vi nhận thức hoặc liệu pháp cá nhân.
Trị liệu tâm lý có thể gồm 2 người, bác sĩ và bệnh nhân, hoặc với người thân trong gia đình hoặc trong một nhóm nhỏ. Thông qua các buổi trị liệu, con bạn có thể:
- Tìm hiểu được nguyên nhân gây ra trầm cảm
- Học cách xác định và thay đổi các hành vi hoặc suy nghĩ không lành mạnh
- Khám phá các mối quan hệ và những trải nghiệm
- Tìm ra cách để đối mặt và giải quyết vấn đề
- Đặt ra các mục tiêu thực tế
- Tìm lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát
- Giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như cảm thấy thất vọng và giận dữ
- Điều chỉnh tâm lý cho một khủng hoảng hoặc các khó khăn hiện có khác
5. Cách giảm bớt các triệu chứng trầm cảm
– Điều chỉnh nhịp sống của con: tập thể dục hàng ngày, ngủ ít nhất 8 tiếng vào mỗi tối, ăn đủ 3 bữa một ngày. Hay dành thời gian để làm những việc mình yêu thích.
– Dành thời gian để thư giãn: đọc sách, đi bộ, gặp mặt những người bạn thân
– Lập kế hoạch hoạt động hàng ngày. Cách này giúp con kiểm soát theo dõi được tâm trạng vào mỗi buổi trong ngày. Thêm vào đó con có thể so sánh những gì con dự định làm với những gì thực sự đã làm.
Xem thêm: Trắc nghiệm Tính Cách
BÀI VIẾT MỚI
Không khí học tập nghiêm túc của Khóa bồi dưỡng Kỹ năng định hướng Nghề nghiệp hiệu quả tại Viện Phát triển Doanh nghiệp và Tài năng Việt Nam (IVN)
Contents0.1 Học viên tham gia Khóa bồi dưỡng Kỹ năng Định hướng Nghề nghiệp tại...
Kỹ năng quản lý căng thẳng
Căng thẳng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại....
Xây dựng môi trường học tập tích cực cho con
Việc xây dựng một môi trường học tập tích cực cho con đóng vai trò...
10 Bí Quyết Giúp Con Trong Học Tập Và Cuộc Sống
Contents0.1 Học tập và cuộc sống của học sinh và sinh viên không chỉ yêu...
KHÓA BỒI DƯỠNG – KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP HIỆU QUẢ
Khóa bồi dưỡng “Kỹ năng định hướng nghề nghiệp hiệu quả” – Giải pháp cho...
Workshop Học phần khởi nghiệp kinh doanh: GenZ với Startup 4.0 – Tự lực hay đồng hành cùng Mentor?
Khởi nghiệp kinh doanh không nhiều màu hồng như chúng ta vẫn thường nghĩ. Tại...